Phiên chất vấn Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt kết thúc lúc 15h ngày 7/6. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận xét đây là phiên chất vấn đạt con số "kỷ lục", với 122 đại biểu đăng ký chất vấn.
Theo Dân Trí.
Phiên chiều bắt đầu từ 14h, Quốc hội dành 60 phút để tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Bộ KHCN. Phiên chất vấn có sự tham gia của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đã có 32 đại biểu tham gia chất vấn với 20 đại biểu tham gia đặt câu hỏi và 12 đại biểu tranh luận. Còn 92 đại biểu đăng kí chất vấn và 3 đại biểu đăng kí tranh luận nhưng do hết thời gian nên chưa chất vấn và phát biểu, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu gửi câu hỏi đến Bộ trưởng để trả lời bằng văn bản theo quy định.
Chủ tịch Quốc hội ghi nhận phiên chất vấn diễn ra sôi nổi với tinh thần xây dựng, trách nhiệm. Các đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi cụ thể, ngắn gọn, trọng tâm; một số đại biểu tích cực tranh luận làm rõ hơn vấn đề chất vấn.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết luận phiên chất vấn Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt
Kết luận phiên chất vấn Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận xét đây là phiên chất vấn đạt con số "kỷ lục", với 122 đại biểu đăng ký chất vấn.
Đã có 32 đại biểu tham gia chất vấn với 20 đại biểu tham gia đặt câu hỏi và 12 đại biểu tranh luận. Còn 92 đại biểu đăng kí chất vấn và 3 đại biểu đăng kí tranh luận nhưng do hết thời gian nên chưa chất vấn và phát biểu, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu gửi câu hỏi đến Bộ trưởng để trả lời bằng văn bản theo quy định.
Chủ tịch Quốc hội ghi nhận phiên chất vấn diễn ra sôi nổi với tinh thần xây dựng, trách nhiệm. Các đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi cụ thể, ngắn gọn, trọng tâm; một số đại biểu tích cực tranh luận làm rõ hơn vấn đề chất vấn. Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt giữ cương vị Tư lệnh ngành khoa học và công nghệ từ cuối nhiệm kỳ khóa XIV (từ Kỳ họp thứ 10), nhưng đây là lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Là một nhà khoa học và cũng từng lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh - một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học lớn của nước ta, Bộ trưởng nắm rất chắc thực trạng lĩnh vực quản lý, càng trả lời càng hay hơn, tự tin hơn và trả lời đầy đủ, thẳng thắn các câu hỏi của đại biểu Quốc hội, có đề xuất định hướng và phương án cụ thể để xử lý trong thời gian tới.
Chưa có cơ chế xây dựng các khu đô thị khoa học
Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, việc xây dựng các khu đô thị khoa học là một vấn đề mới trong thực tiễn, chưa có trong quy định của pháp luật.
Bộ trưởng cho biết đã và đang nghiên cứu mô hình tương tự của các nước, dự kiến sẽ cùng với các bộ ngành đưa quy định về cơ chế, chính sách khi sửa luật KHCN và luật công nghệ cao sắp tới để đưa mô hình này vào luật, từ đó mới có thể triển khai xây dựng các khu đô thị Khoa học theo đề nghị của từng địa phương.
Triển khai đề án, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa
Đại biểu Lã Thanh Tân (Hải Phòng) cho biết cơ sở khoa học và pháp lý cho việc triển khai sử dụng tài nguyên cát biển tại Việt Nam còn nhiều khó khăn, bất cập. Đại biểu yêu cầu Bộ trưởng làm rõ trách nhiệm của Bộ KH&CN trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, việc triển khai đề án, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa còn chậm, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Đại biểu yêu cầu Bộ trưởng cho biết nguyên nhân và giải pháp khắc phục vấn đề này.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng cho biết đề án về truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành năm 2009. Bộ KH&CN đã phối hợp với các Bộ, Ngành để khẩn trương triển khai đề án này.
Đến nay, Bộ đã xây dựng 20 tiêu chí về truy xuất nguồn gốc, cũng như hoàn thành việc đầu tư cổng thông tin về truy xuất nguồn gốc.
Tuy vậy, việc triển khai Quyết định 100 liên quan tới đề án này vẫn còn nhiều nội dung chưa đạt theo yêu cầu và chưa triển khai trọn vẹn.
Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy (Bình Định) tham gia tranh luận về chủ đề xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Theo đó, ý kiến từ đại biểu cho rằng Nghị quyết 27 chỉ ra một trong những nhiệm vụ và giải pháp của Nhà nước trong việc đầu tư, xây dựng một số khu đô thị khoa học, công nghệ cao, trường đại học trọng điểm... nhằm thúc đẩy hoạt động sáng tạo của trí thức.
Tuy nhiên đến nay, sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết, cơ chế đầu tư xây dựng, quản lý khu đô thị khoa học vẫn chưa hình thành. Đại biểu yêu cầu Bộ trưởng chỉ ra những phương hướng trong thời gian tới để đạt được mục tiêu của Nghị quyết.
Đại biểu: Câu trả lời của Bộ trưởng chưa thỏa đáng
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) tham gia tranh luận, cho rằng câu trả lời của Bộ trưởng về giải pháp thúc đẩy, lan tỏa KH&CN ra xã hội là chưa thỏa đáng.
Ý kiến từ đại biểu cho rằng không thể dùng giải pháp đi truyền thông, nâng cao nhận thức, kêu gọi doanh nghiệp tham gia hoạt động KH&CN.
Đại biểu cũng đặt câu hỏi về tính minh bạch của giải pháp này, đồng thời lo ngại về khả năng làm ảnh hưởng tới năng suất lao động của toàn xã hội.
Đại biểu gợi ý Bộ trưởng nên tham khảo mô hình của các cường quốc công nghệ, rồi xây dựng một chương trình phù hợp với Việt Nam, nhằm tránh tình trạng lãng phí, cũng như để thúc đẩy KH&CN hiệu quả hơn.
Trả lời câu hỏi về chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài trong lĩnh vực KHCN
Theo Bộ trưởng, điểm cốt lõi là cần lựa chọn và sử dụng nhân tài theo trình độ chuyên môn, không bị ràng buộc bởi các quy định, điều kiện tiêu chuẩn mang tính chất hành chính. Cần phải giao quyền chủ động cho người làm công tác nghiên cứu của thủ trưởng các tổ chức KHCN.
Trả lời câu hỏi về tỷ lệ dành kinh phí, nguồn lực cho các nhiệm vụ KHCN
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt lấy ví dụ trong năm 2023, tổng chi thường xuyên cho hoạt động KHCN là 12 nghìn tỷ, trong đó ngân sách Trung ương là 8.800 tỷ, địa phương là khoảng 3.200 tỷ. Trong 8.800 tỷ ngân sách Trung ương thì chi hỗ trợ cho lương và hoạt động bộ máy khoảng gần 900 tỷ; tỷ lệ cho các nhiệm vụ nghiên cứu KHCN chiếm 89%.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh về bản chất rủi ro của hoạt động nghiên cứu KHCN. Trong đó, tính mới và tính dấn thân của hoạt động nghiên cứu nên một quá trình nghiên cứu có thể thành công hoặc không thành công.
Ngay cả với những đề tài nghiên cứu không thành công cũng là một đóng góp để làm rõ hướng đi cho cộng đồng nhà khoa học cho nhà nghiên cứu khác.
Hạn chế của Việt Nam trong phát triển thị trường KH&CN
Trả lời chất vấn của đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (Ninh Bình), Bộ trưởng cho biết hạn chế lớn nhất của Việt Nam trong việc phát triển thị trường KH&CN hiện nay là thiếu các tổ chức trung gian cung cấp các dịch vụ chuyên sâu để kết nối bên cung, bên cầu về công nghệ.
Bên cạnh đó, các vướng mắc trong việc giao quyền sở hữu, định giá kết quả nghiên cứu, sử dụng ngân sách nhà nước.... chưa khuyến khích các nhà khoa học tổ chức nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
Bộ trưởng cho biết, Bộ KH&CN đang triển khai các chương trình KH&CN quốc gia để nâng cao năng lực nghiên cứu của các viện, các trường, cũng như năng lực hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp, trao quyền sở hữu quyền sử dụng kết quả nghiên cứu cho viện, trường, tổ chức nghiên cứu để khuyến khích các nhà khoa học tổ chức nghiên cứu chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
Trả lời câu hỏi về phát triển thị trường KHCN
Trả lời câu hỏi của đại biểu về phát triển thị trường KHCN, theo Bộ trưởng, hạn chế lớn nhất trong phát triển thị trường KHCN của chúng ta hiện nay là thiếu các tổ chức trung gian cung cấp các dịch vụ chuyên sâu để kết nối bên cung và bên cầu về công nghệ.
Bên cạnh đó, các vướng mắc về giao quyền sở hữu, định giá kết quả, nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước chưa khuyến khích các nhà khoa học tổ chức nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
Hiện nay, Bộ KHCN đang triển khai các chương trình KHCN quốc gia để nâng cao năng lực nghiên cứu của các viện, các trường; năng lực hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp; tăng cường năng lực của các sàn giao dịch công nghệ quốc gia theo chiều sâu.
Đồng thời cần mạnh dạn trao quyền sở hữu quyền sử dụng kết quả nghiên cứu cho viện, trường, tổ chức nghiên cứu để khuyến khích các nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu chuyển giao ứng dụng, kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
Bộ trưởng trả lời về số liệu chi đầu tư phát triển cho KHCN
Trước những câu hỏi của các đại biểu về số liệu chi đầu tư phát triển cho KHCN, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết theo luật đầu tư công, hiện không xác định được một cách chính xác kinh phí đầu tư, phát triển tại các địa phương cho KHCN.
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng đã có báo cáo gửi Ủy ban KHCN môi trường của Quốc hội về vấn đề này.
Từ thực tế, Bộ trưởng KHCN cho rằng cần sửa đổi các quy định để nắm được chính xác các con số, phục vụ cho hoạch định chính sách về đầu tư, phát triển cho lĩnh vực KHCN.
Bất cập trong phân bổ kinh phí liên quan đến chi đầu tư phát triển KH&CN
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Long An) chất vấn Bộ trưởng về giải trình, làm rõ các bất cập trong phân bổ kinh phí liên quan đến chi đầu tư phát triển và tổng chi ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học công nghệ từ năm 2017 cho đến nay
Cùng với đó, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương) cũng đề nghị Bộ trưởng làm rõ số vốn ngân sách nhà nước phân bổ hàng năm theo quy định mức tối thiểu 2% của Nghị quyết 20 và Luật Khoa học.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng cho biết số liệu chi đầu tư cho KH&CN hiện nay theo luật đầu tư công hiện không xác định được một cách chính xác kinh phí đầu tư, phát triển tại các địa phương cho KH&CN.
Từ thực tế, Bộ thấy rằng cần sửa đổi các quy định để nắm được chính xác các con số này, phục vụ hoạch định chính sách đầu tư, phát triển KH&CN.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng cho biết số liệu chi đầu tư cho KH&CN hiện nay theo luật đầu tư công hiện không xác định được một cách chính xác kinh phí đầu tư, phát triển tại các địa phương cho KH&CN.
Từ thực tế, Bộ thấy rằng cần sửa đổi các quy định để nắm được chính xác các con số này, phục vụ hoạch định chính sách đầu tư, phát triển KH&CN.
14h00 phiên chất vấn buổi chiều bắt đầu
Khai mạc phiên chất vấn buổi chiều, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, chiều nay, Quốc hội sẽ dành 60 phút để chất vấn Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, trong thời gian đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, các Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính sẽ phát biểu giải trình một số vấn đề các đại biểu quan tâm.
11h30, Quốc hội kết thúc phiên sáng
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, với ý kiến chất vấn của đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn, Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương và một số ý kiến tranh luận, Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ sẽ trả lời vào buổi chiều.
Phiên chiều bắt đầu từ 14h, Quốc hội sẽ dành 60 phút để tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ; Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ tham gia phát biểu giải trình về vấn đề bố trí ngân sách và thủ tục thanh quyết toán đối với lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phát biểu về chi đầu tư phát triển cho khoa học công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong tương quan với các chính sách khoa học công nghệ.
Sẽ có trung tâm chiếu xạ vải ở miền Bắc trong năm nay
Đại biểu Nguyễn Văn Thi (Bắc Giang) cho biết trong những năm qua, quả vải của tỉnh Bắc Giang luôn phải đưa vào TPHCM để chiếu xạ làm cho chi phí thời gian và giá thành đội lên. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết Bộ KH&CN có giải pháp gì cho việc chiếu xạ quả vải cũng như nhiều loại quả khác ở khu vực phía Bắc để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật khi xuất khẩu vào thị trường một số nước trong thời gian tới.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng xác nhận việc này, đồng thời cho biết yêu cầu kỹ thuật khoa học của một số thị trường, như Mỹ, là rất ngặt nghèo. Thậm chí phải có những chuyên gia được cử sang để giám sát hoạt động chiếu xạ.
Do đó về trang thiết bị, cũng như các điều kiện đều phải đảm bảo theo yêu cầu của họ. Tuy nhiên mới đây, Bộ KH&CN đã phối hợp cùng Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương để triển khai những cuộc đàm phán với Mỹ.
Bộ trưởng cho biết dự kiến từ nay tới cuối năm sẽ có trung tâm chiếu xạ vải ở miền Bắc, giúp thực hiện chiếu xạ quả vải theo đúng quy trình từ Mỹ yêu cầu, và xuất khẩu sang Mỹ.
Bộ trưởng kỳ vọng việc này sẽ góp phần phát triển quả vải và các loại quả nông nghiệp khác tại các tỉnh miền Bắc.
Làm rõ nguyên nhân liên quan đến nhận thức về phát triển KH&CN
Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Nam Định) cho biết, một trong những nguyên nhân tồn tại trong việc phát triển KHCN là vấn đề nhận thức. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng giải trình, làm rõ vì sao vấn đề này lại tồn tại, chưa lan tỏa đến các cấp có trách nhiệm và giải pháp cho vấn đề này.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng cho rằng mức độ quan tâm về KHCN - đổi mới sáng tạo trong xã hội chúng ta đúng là có nhiều mức độ khác nhau.
Bộ trưởng nhận trách nhiệm về Bộ, cho biết để nâng cao nhận thức của người dân về KH&CN - đổi mới sáng tạo, Bộ sẽ đẩy mạnh truyền thông thông qua tập huấn, đề ra các quy định cho các đề tài khoa học phải tự viết bài truyền thông về KH&CN, và nhiều biện pháp khác trong thời gian tới.
Ưu tiên cân đối phân bổ nguồn kinh phí đầu tư đối với các tỉnh còn khó khăn
Đại biểu Nguyễn Việt Hà (Tuyên Quang) cho biết trong nhiều năm qua, nguồn kinh phí trung ương phân bổ cho các địa phương phục vụ cho hoạt động khoa học công nghệ duy trì ở mức thấp, đặc biệt là các tỉnh miền núi. Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hoạt động khoa học và công nghệ ở nhiều tỉnh.
Đại biểu đề nghị trong thời gian tới, Bộ trưởng có định hướng, giải pháp gì về việc ưu tiên cân đối phân bổ nguồn kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ đối với các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn?
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng cho biết hàng năm, Bộ KH&CN trao đổi với Bộ Tài chính về nguyên tắc, phân bổ kinh phí cho các địa phương theo 8 tiêu chí. Theo đó, Bộ KH&CN đề xuất mức tăng kinh phí hằng năm từ 5 - 10%.
Bộ trưởng cũng cho biết đối với các tỉnh miền núi, khó khăn đều có sự ưu tiên trong phân bổ kinh phí. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo nguyên tắc theo quy định chung của luật ngân sách.
Vấn đề về sử dụng nguồn lực cho nghiên cứu KHCN
Theo đại biểu Trần Ngọc Long (Đồng Nai), Đảng và Nhà nước đã dành rất nhiều nguồn lực rất to lớn cho phát triển khoa học, công nghệ; nhưng việc sử dụng nguồn lực này như thế nào đang đặt ra nhiều vấn đề.
Trong giai đoạn từ 2016 đến 2021, trong tổng kinh phí dành cho các đề tài nghiên cứu cấp bộ, cấp cơ sở thì chỉ có 13% kinh phí dành cho nghiên cứu, còn lại là cho bộ máy và các vấn đề khác. Trách nhiệm và giải pháp của bộ KHCN như thế nào?
Theo Bộ trưởng, lĩnh vực KHCN có những đặc thù về kinh phí và tài chính vì nghiên cứu khoa học không thể tính toán một cách định lượng chính xác như các hoạt động, lao động sản xuất khác. Rất khó để xây dựng các định mức và tính toán hiệu quả của sử dụng nguồn kinh phí.
Bộ trưởng cũng cho biết nghiên cứu KHCN có những đặc thù rủi ro, có thể thành công, thất bại, thành công sớm hoặc thành công muộn… Thủ tướng Chính phủ cũng đã khẳng định phải chấp nhận rủi ro, độ trễ trong nghiên cứu khoa học.
Bộ KHCN đang phối hợp với Bộ Tài chính để nghiên cứu, sửa đổi thông tư 27 về khoán chi, qua đó có thể đơn giản hóa các thủ tục mua sắm, thanh toán… để giảm bớt hồ sơ thủ tục, thanh toán khi nghiên cứu khoa học.
Tồn đọng đơn đăng ký quyền bảo hộ công nghệ, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa
Liên quan tới nội dung chất vấn về tồn đọng đơn đăng ký quyền bảo hộ công nghệ, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa của Đại biểu Đinh Ngọc Quý (Gia Lai), Bộ trưởng cho biết đây là vấn đề Bộ KH&CN rất trăn trở.
"Đơn về nhãn hiệu và sáng chế còn tồn đọng rất nhiều", Bộ trưởng nhận định. "Đây vừa là điều mừng - cho thấy kinh tế xã hội của chúng ta phát triển, tuy nhiên khả năng xử lý đơn của Cục Sở hữu trí tuệ là rất chậm".
Bộ trưởng cho rằng một trong những nguyên nhân là do lĩnh vực này ở Việt Nam còn khá mới so với các nước có lịch sử lâu đời.
Bên cạnh đó, khả năng đầu tư cho lĩnh vực này cũng còn chưa tương xứng, chủ yếu do thủ tục, quy trình tiếp cận, cũng như việc ứng dụng công nghệ chuyển đổi số, đào tạo nhân lực còn hạn chế, dẫn tới tồn đọng đơn đăng ký quyền bảo hộ ngày càng nhiều.
Bộ trưởng cho biết Bộ KH&CN hiện đang tập trung xử lý số đơn còn sót lại, và trong thời gian tới sẽ cố gắng khắc phục tình trạng này.
2 giải pháp được Bộ trưởng đưa ra là ứng dụng CNTT, chuyển đổi số kết hợp điều chỉnh quy trình nhận đơn - xét chọn; và tăng cường tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân lực.
Dẫu vậy theo lời Bộ trưởng, phải đến năm 2025 - 2026 mới giải quyết được hết số đơn còn tồn đọng.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói về ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu thêm một số thông tin để Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thể báo cáo thêm với Quốc hội.
Về khu nông nghiệp công nghệ cao, Chủ tịch Quốc hội cho biết, qua phản ánh của nhiều địa phương, chúng ta cần phải tính toán kỹ.
Ví dụ như Đà Lạt hay cả tỉnh Lâm Đồng đều làm nông nghiệp công nghệ cao. Khi chúng ta xây dựng nông nghiệp công nghệ cao, đầu tư cơ sở hạ tầng vào đó nhiều nhưng các doanh nghiệp đầu tư chủ yếu vào vườn ươm khoa học, công nghệ, nơi sản xuất giống, cây trồng, vật nuôi hoặc những nơi trình diễn khoa học, công nghệ… Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội nhận thấy, hiệu quả phát huy còn thấp.
“Bây giờ chúng ta khoanh vùng khu nông nghiệp công nghệ cao, dùng tiền của Nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng vào đó, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào đó thì liệu có hiệu quả hay không? Hay vấn đề ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào những vùng, khu vực được quy hoạch nhưng chúng ta không gọi là khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì đang có ý kiến khác nhau”, Chủ tịch Quốc hội phân tích thêm.
Do vậy, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hy vọng trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn lần này, các Bộ có liên quan, đặc biệt là Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thêm ý kiến đối với các nội dung quan trọng này.
Sự chậm trễ trong thành lập trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Bộ trưởng nhận trách nhiệm về sự chậm trễ trong thành lập trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Liên quan đến ý kiến của đại biểu Trần Chí Cường về thành lập trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Bộ trưởng nhận trách nhiệm về sự chậm trễ như đại biểu nêu; mong các đại biểu Quốc hội chia sẻ vì đây là vấn đề rất mới, chưa có tiền lệ, phải có thời gian nghiên cứu cẩn trọng, cần cân nhắc, đảm bảo đúng quy định và hiệu quả.
Theo dự kiến, cuối tháng 6/2023 làm việc với TP Đà Nẵng, TP Hà Nội và TPHCM hình thành các trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ hoàn toàn.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu đăng ký tranh luận.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) nói Việt Nam đã có mô hình trung tâm đổi mới sáng tạo. Ông đề nghị Bộ trưởng chia sẻ về việc quản lý mô hình này 4 năm qua (từ 2019) rút ra kinh nghiệm gì, ứng dụng trong ba trung tâm mới ra sao?
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết Trung tâm Đổi mới sáng tạo được thành lập ở Hà Nội, tại khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ở đây có nhiều mô hình, cách làm đáng để học tập, lan tỏa ra các trung tâm ở nơi khác. Kinh nghiệm là cần có chính sách đặc thù giãn thuế, kết nối với các quỹ đầu tư bảo hiểm hiệu quả. Ngoài ra, cần phát triển không gian làm việc chung cho các nhà khoa học, nghiên cứu và đầu tư.
Về vấn đề thu hút nhân tài, Bộ trưởng chia sẻ đây là điều rất trăn trở khi ông nhận công tác ở Bộ, cũng như trước đây ở cơ sở giáo dục đại học. "Có chủ trương, nhưng khi triển khai rất loay hoay do vướng quy định, luật công chức, viên chức, quy định về tài chính", Bộ trưởng nói.
Vừa qua, Bộ triển khai Nghị quyết 27 về xây dựng đội ngũ trí thức, Bộ đang xây dựng đề án, cố gắng để thật sự thu hút được nhà khoa học trong và ngoài nước về làm việc, cống hiến hiệu quả nhất.
Bộ sẽ lấy ý kiến cơ quan quản lý, địa phương và các nhà khoa học, mong đại biểu Quốc hội đóng góp cho đề án này.
Đại biểu chưa hài lòng với câu trả lời từ Bộ trưởng về "điểm kích nổ"
Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) chưa hài lòng với câu trả lời từ Bộ trưởng trước câu hỏi về "điểm kích nổ" trong chính sách giúp KH&CN Việt Nam bứt phá.
Theo đại biểu, yếu tố quan trọng để KH&CN bứt phá là nhân tài. "Chỉ có nhân tài KH&CN mới có thể làm thay đổi diện mạo công nghệ Việt Nam", đại biểu cho biết. "Nếu không có công nghệ hiện đại, chúng ta sẽ thua xa các nước bên cạnh".
Đại biểu gợi ý Bộ trưởng về thứ tự ưu tiên lựa chọn chính sách để kích nổ trong lĩnh vực công nghệ, bao gồm nhân tài trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, blockchain, công nghệ thông tin, công nghệ vật dụng mới...
Trước tranh luận của đại biểu, Bộ trưởng KH&CN cảm ơn gợi ý của đại biểu Lê Thanh Vân về "điểm kích nổ" trong chính sách giúp KH&CN Việt Nam bứt phá.
Bộ trưởng cho biết liên quan tới vấn đề con người, Bộ KH&CN đã có kế hoạch trình lên Quốc hội đề án về đội ngũ trí thức trong giai đoạn từ nay đến 2030, được thực hiện trong thời gian tới.
Trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc thành lập các trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Đại biểu Trần Chí Cường - Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng nêu câu hỏi: Trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc thành lập các trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ở Đà Nẵng.
Đại biểu Trần Chí Cường cho biết đây là mong mỏi lớn của cử tri Đà Nẵng, tuy nhiên Bộ trưởng chưa trả lời nguyên nhân và trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ, của Bộ trưởng trong việc thực hiện chủ trương này, bởi sau khi có Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị, Chính phủ đã sớm có Nghị quyết 50, Quyết định 188 để điều chỉnh vấn đề này, tuy TP Đà Nẵng đã có nhiều nỗ lực cố gắng làm việc với Bộ, nhưng đến nay vẫn chưa thành lập được trung tâm này.
Vấn đề về đăng ký quyền bảo hộ công nghệ, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa
Theo Đại biểu Đinh Ngọc Quý (Gia Lai), người dân và doanh nghiệp bức xúc vấn đề đăng ký quyền bảo hộ công nghệ, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa bị tồn đọng và không được giải quyết, làm ảnh hưởng đến quyền lợi người dân và doanh nghiệp.
Bộ trưởng cho biết hiện tại Bộ KHCN vẫn đang rất trăn trở về việc tồn đọng đơn xin cấp phép quyền bảo hộ công nghệ, bằng sáng chế… do khả năng xử lý đơn của đơn vị vẫn còn hạn chế, một phần do số lượng đơn đăng ký tăng mạnh trong thời gian qua, một phần do đây là một lĩnh vực vẫn còn mới.
Thủ tục, quy trình xử lý đơn đăng ký vẫn còn chậm, chưa ứng dụng được các công nghệ và hạn chế về nguồn nhân lực dẫn đến số lượng đơn tồn đọng về đăng ký bằng sáng chế và nhãn hiệu vẫn còn rất lớn.
Đến 31/12/2022, còn trên 64.000 đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và khoảng hơn 20.000 đơn đăng ký bằng sáng chế chưa được xử lý.
Bộ KHCN sẽ tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số, kết hợp với điều chỉnh các quy trình nhận và xét đơn, tăng cường tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân sự để giúp xử lý vấn đề.
Tuy nhiên, ít nhất phải đến năm 2025 hoặc 2026 mới có thể giải quyết vấn đề này.
Công tác đầu tư nghiên cứu KHCN
Đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh (Quảng Nam) nêu câu hỏi về việc công tác đầu tư nghiên cứu KHCN.
Theo Đại biểu, nhiều đề tài còn cất ngăn tủ, ít được ứng dụng. Đây có phải là lãng phí và trách nhiệm của BT về vấn đề này? Bộ trưởng có thống kê được bao nhiêu đề tài nghiên cứu công nghệ cao ứng dụng vào thực tế? Tại sao nhiều đề tài nghiên cứu chưa được ứng dụng vào nông nghiệp?
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng cho biết khoa học Công nghệ là ngành đặc thù, do vậy rất khó để đánh giá thành công của các đề tài nghiên cứu. Có những đề tài phải mất nhiều thời gian mới có thể ứng dụng vào thực tế và đánh giá mức độ thành công, do vậy không thể thống kê một cách đầy đủ và rất khó để thống kê hoàn chỉnh.
Bộ trưởng cho biết sẽ cung cấp số liệu một cách đầy đủ trong thời gian tới.
Mức chi đầu tư phát triển KHCN
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Long An) chất vấn Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt về việc xác định mức chi đầu tư phát triển và tỷ lệ phần trăm tổng chi nhà nước cho KH&CN từ năm 2017 đến nay và hướng xử lý tình trạng phân bổ kinh phí sự nghiệp dàn trải.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhìn nhận đây là vấn đề thực tế tại Việt Nam. Bộ trưởng cho rằng Bộ KH&CN đã có giải pháp để trong thời gian tới để làm cho số nhiệm vụ, ngân sách tiền chi cho các nhiệm vụ KH&CN đảm bảo được hiệu quả.
Theo đó, giải pháp được Bộ KH&CN đưa ra là phê duyệt 19 chương trình KH&CN với mục tiêu, yêu cầu, dự kiến sản phẩm... với những nội dung cụ thể. Đây là cơ sở để hình thành khung số lượng, tầng ngân sách nhà nước bố trí cho các nhiệm vụ khoa học.
Bộ trưởng trả lời vấn đề nông nghiệp công nghệ cao
Đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Huỳnh Thành Đạt, ĐBQH Phan Thị Mỹ Dung - Đoàn ĐBQH tỉnh Long An cho biết, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết góp phần giúp bà con nông dân tăng năng suất lao động.
Tuy nhiên thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp còn có nhiều hạn chế. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết các giải pháp giúp ứng dụng công nghệ cao rộng khắp để giúp nâng cao năng suất lao động và đời sống cho bà con nông dân.
Bộ KHCN kết hợp chặt chẽ với bộ Nông nghiệp để có ứng dụng hiệu quả cao nhất cho nông nghiệp, đặc biệt nông nghiệp công nghệ cao. DN của chúng ta đã ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao cho phát triển.
Hiện chúng ta có khoảng 200 doanh nghiệp đang ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, gần 2.000 hợp tác xã ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao…
Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 53,2 tỉ USD, so với 2.000 là 41,25 tỉ USD, là thành tựu chung của ngành nông nghiệp, có sự đóng góp của KHCN trong thành tựu này.
Những giải pháp, chính sách để nâng cao năng lực tự chủ?
Đại biểu Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh): Nhà nước đã có những giải pháp, chính sách gì để nâng cao năng lực tự chủ, đảm bảo vai trò đi đầu, đủ khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước
Theo đại biểu Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh), tổ chức KH&CN công lập là cấu thành quan trọng của tiềm lực KH quốc gia. Ở phiên chất vấn, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết nhà nước đã có những giải pháp, chính sách gì để nâng cao năng lực tự chủ, đảm bảo vai trò đi đầu, đủ khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết Nghị định 60 quy định về tự chủ, tài chính cho các tổ chức, đơn vị sự nghiệp, nhà nước. Đây là nghị định tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp có điều kiện phát huy tự chủ của mình để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên phải nói rằng các đơn vị sự nghiệp ở nước ta có rất nhiều loại hình, mỗi hệ thống lại có tính chất khác nhau. Cho nên Nghị định 60 không điều chỉnh được những đặc thù của lĩnh vực KH&CN, điển hình như nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phát triển... dẫn tới khi triển khai có nhiều vướng mắc.
Về hướng giải quyết, Bộ KH&CN đã khuyến nghị xây dựng nghị định riêng cho các tổ chức KH&CN công lập theo hướng toàn diện hơn, tự chủ về tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, về tài chính và quản lý.
Hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung đoàn Long An đặt câu hỏi về hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập của người nông dân.
Đại biểu muốn biết giải pháp của bộ KHCN để giúp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ KHCN cho biết đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Bộ KHCN đã kết hợp chặt chẽ với bộ NNNT để triển khai công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.
Đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã tham gia ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, bao gồm chăn nuôi, trồng trọt, chế biến trái cây… Hiện có khoảng 690 vùng sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chí vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gần 2.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao.
Ứng dụng CN cao trong nông nghiệp vẫn còn nhiều rào cản, cần vốn lớn để nâng cấp hạ tầng, đào tạo nhân lực, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tiềm ẩn nhiều rủi ro khi đầu tư… Bộ KHCN đề nghị các địa phương có trách nhiệm đảm bảo các khu nông nghiệp sử dụng công nghệ cao có thể phát triển đúng hướng.
9h55, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn sau khi nghỉ giải lao 20 phút
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt bổ sung câu trả lời cho các câu hỏi trước.
Về hoạt động tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập:
Quy định về tự chủ tài chính cho tổ chức tài chính đơn vị sự nghiệp nhà nước là Nghị định 60, tạo điều kiện cho đơn vị sự nghiệp có điều kiện phát huy tự chủ, thực hiện nhiệm vụ được giao tốt nhất.
Tuy nhiên đơn vị sự nghiệp ở VN có nhiều loại hình, mỗi hệ thống có tính chất khác nhau, cho nên Nghị định 60 không điều chỉnh được đặc thù của lĩnh vực KHCN, ví dụ nghiên cứu KHCN, nghiên cứu triển khai.
Vừa rồi, Bộ đã kiến nghị Chính phủ xem xét xây dựng Nghị định riêng tự chủ cho các tổ chức KHCN công lập toàn diện hơn, về tài chính, quản lý tài sản...
Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh (Lào Cai) đặt câu hỏi về nhà máy nhiệt điện, các vấn đề về hóa chất, phân bón.
Theo Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh, vấn đề xử lý tro xỉ của nhà máy nhiệt điện, các vấn đề về hóa chất, phân bón trong thời gian qua đã gây bức xúc tại nhiều địa phương trên cả nước. Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo, giao trách nhiệm cho các bộ ngành để xử lý vấn đề này.
Đại biểu Lan Anh muốn Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của bản thân và bộ KHCN đã có những giải pháp gì về các vấn đề nêu trên.
Câu hỏi của các đại biểu sau phiên nghỉ
Đại biểu Phùng Thanh Phương (Tây Ninh) cho rằng tổ chức KH&CN công lập là cấu thành quan trọng của tiềm lực KH quốc gia. Đại biểu Đề nghị Bộ trưởng cho biết nhà nước đã có những giải pháp, chính sách gì để nâng cao năng lực tự chủ, đảm bảo vai trò đi đầu, đủ khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước.
Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh (Lào Cai) cho biết vấn đề xử lý tro, xỉ của các nhà máy nhiệt điện, các vấn đề về hóa chất, phân bón đã gây bức xúc cho nhiều địa phương thời gian qua. Đại biểu đặt câu hỏi Bộ KH&CN đã có những giải pháp gì cho vấn đề nêu trên?
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Long An) hỏi về xác định mức chi đầu tư phát triển và tỷ lệ phần trăm tổng chi nhà nước cho KH&CN từ năm 2017 đến nay và hướng xử lý tình trạng phân bổ kinh phí sự nghiệp dàn trải.
Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An) hỏi về giải pháp đưa ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp được phổ biến khắp ruộng, vườn, nương, rẫy, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của người nông dân.
Đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh (Quảng Nam) hỏi về tình trạng đề tài nghiên cứu nghiên cứu khoa học còn "cất ngăn tủ", khả năng ứng dụng thực tiễn còn thấp, dẫn tới lãng phí chất xám, ngân sách nhà nước. Cùng với đó là câu hỏi về đâu là khó khăn, vướng mắc trong việc đưa công trình nghiên cứu vào thực tiễn, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt: Vẫn còn vướng mắc khi cơ chế, chính sách chưa thực sự phát huy
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, về việc hỗ trợ hoạt động chuyển giao, hấp thu công nghệ nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chính sách, cơ chế pháp luật điều chỉnh về vấn đề này đã sẵn có, vấn đề đặt ra là cần áp dụng, triển khai thực hiện sao cho hiệu quả trong thực tiễn.
Theo Bộ trưởng trong thời gian qua, nhiều công nghệ mới tiên tiến đã được ứng dụng, mang lại hiệu quả trong các ngành y tế, viễn thông, giao thông. Một số ngành có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị sản xuất, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.
Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu, vẫn còn vướng mắc khi cơ chế, chính sách chưa thực sự phát huy, khó tiếp cận với các doanh nghiệp, các hoạt động kết nối, dịch vụ hỗ trợ đi kém chưa hiệu quả. Nguồn lực từ ngân sách, doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động này còn khiêm tốn, cơ sở hạ tầng hạn chế. Trong thời gian tới, Bộ trưởng cho biết Bộ sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh cơ chế, chính sách, quy định phù hợp với thực tiễn, thúc đẩy chương trình tìm kiếm, chuyển giao, làm chủ, phát triển công nghệ nước ngoài vào Việt Nam.
Trả lời câu hỏi của Đại biểu Lê Thanh Vân về giải pháp giúp bứt phá về công nghệ
Trả lời câu hỏi của Đại biểu Lê Thanh Vân về giải pháp giúp bứt phá về công nghệ, Bộ trưởng cho biết có nhiều giải pháp để thực hiện điều này.
Đầu tiên đó là đầu tư vào công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ và sáng tạo. Đầu tư về nguồn lực, cơ chế và chính sách để giúp các nhà khoa học có điều kiện, tâm thế để sẵn sàng cống hiến cho khoa học.
Bộ trưởng tin rằng nếu đầu tư đúng mức, tạo điều kiện phù hợp sẽ giúp các nhà khoa học có thể phát huy được hết các khả năng để tạo điều kiện bứt phá về công nghệ.
Nguyên nhân thị trường khoa học công nghệ Việt Nam chưa phát triển?
Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (Ninh Bình) nêu câu hỏi: Nguyên nhân thị trường khoa học công nghệ Việt Nam chưa phát triển?
Theo Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh, để phát triển thị trường khoa học, công nghệ từ năm 2011 đến nay, bộ máy quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ đã được kiện toàn từ Trung ương đến địa phương cùng nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan được ban hành. Chính phủ cũng đã ban hành Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030.
Mặc dù vậy, thị trường khoa học công nghệ Việt Nam hiện nay vẫn còn hạn chế. Do đó, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân vì sao thị trường khoa học công nghệ Việt Nam vẫn chưa phát triển? Trong thời gian tới cần tập trung thực hiện giải pháp căn cơ nào để phát triển thị trường khoa học công nghệ?
Ngoài ra, theo báo cáo, Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ quan tâm đầu tư ứng dụng, đổi mới, nghiên cứu và phát triển công nghệ, năng lực hấp thụ và đổi mới công nghệ còn rất yếu kém. Đây là rào cản lớn đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết, thời gian tới cần có cơ chế, chính sách như nào để nâng cao năng lực hấp thụ, thúc đẩy ứng dụng, đổi mới nghiên cứu và phát triển công nghệ của các doanh nghiệp?
Số lượng đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ được áp dụng vào thực tế?
Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) đặt câu hỏi về số lượng đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ được áp dụng vào thực tế?
Trả lời đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau), Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến cải tiến đổi mới, sáng tạo.
Chính phủ đã bố trí kinh phí cho Bộ Khoa học - Công nghệ để đáp ứng sự nghiệp, hoạt động khoa học công nghệ, tương ứng với mức 0,64% GDP.
Theo Bộ trưởng, do KHCN là ngành mang tính đặc thù, với những đề tài nghiên cứu có thể thành công hoặc thất bại, do vậy rất khó xác định có bao nhiêu đề tài thành công được áp dụng vào thực tế.
Điều quan trọng là làm sao xác định được các kết quả đó phục vụ được cho kinh tế, xã hội nhưng cũng đồng thời phục vụ cho nâng cao khả năng nghiên cứu của các nhà khoa học, tăng cao uy tín cho các viện nghiên cứu và các trường đại học.
Bộ trưởng cho biết Nhà nước đang có nhiều chính sách để chuyển giao các kết quả nghiên cứu từ nhà trường, phòng thí nghiệm ra ngoài xã hội.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt: Nội dung chất vấn đều là vấn đề căn cốt trọng tâm của ngành KHCN
Đầu phiên chất vấn, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt phát biểu:
"Quốc hội đã quan tâm và dành cho tôi cơ hội được trả lời chất vấn về các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ tại phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn. Hôm nay các nội dung chất vấn do quốc hội đặt ra đều là vấn đề căn cốt, trọng tâm của ngành khoa học công nghệ.
Do đó đây là cơ hội quý báu để bộ khoa học công nghệ rà soát lại việc triển khai các cái chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ được phân công.
Đồng thời Bộ KHCN giải trình với quốc hội về việc thực thi chính sách pháp luật về khoa học công nghệ trong thời gian qua. Đây cũng là cơ hội để bộ khoa học công nghệ nắm bắt được các cái kiến nghị đề xuất nguyện vọng của cử tri cả nước thông qua các câu hỏi của các vị đại biểu quốc hội để tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và định hướng triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thời gian tới".